Theo Latin NCAP, kết quả đánh giá thấp đáng kinh ngạc đối với Swift đến từ việc các đặc tính bảo vệ va chạm bên hông kém, thiếu túi khí bảo vệ bên trong vai trò trang bị tiêu chuẩn, và xe không có hệ thống cân bằng điện tử (ESC).
Một điểm yếu khác của xe được Latin NCAP nêu ra là hệ thống đai an toàn chỉ là loại thắt ngang hông người ngồi ghế giữa hàng phía sau thay vì đai ba điểm thông thường. Ngoài ra, Suzuki cũng không trang bị hệ thống hỗ trợ gắn ghế trẻ em (CRS) cho những chiếc Swift bán ra tại khu vực.
Cụ thể, trong các thử nghiệm va chạm, Swift chỉ đạt 15,53% (6,21 điểm) bảo vệ người trưởng thành, 0% (0 điểm) trong bảo vệ trẻ em, 66,07% (31,71 điểm) trong bảo vệ người đi bộ và người dễ bị tổn thương và 6,98% (3 điểm) đối với các hệ thống hỗ trợ an toàn trang bị trên xe.
Đánh giá chi tiết cho thấy, điểm tích cực hiếm hoi của xe đến từ việc bảo vệ đầu và cổ của người cầm lái cũng như hành khách. Tuy nhiên, xe lại yếu về khả năng bảo vệ phần ngực và vấp phải nguy cơ cao đối với phần đầu gối những người ngồi hàng ghế trước khi va chạm mạnh, do kết cấu khung phía sau táp lô không thật sự cứng vững.
Về độ an toàn khi xe bị đâm ngang hông, Swift đạt điểm tốt trong bảo vệ đầu và xương chậu, trong khi khả năng bảo vệ vùng bụng cũng được đánh giá ở mức khá. Điểm yếu trên phương diện này nằm ở khả năng bảo vệ phần ngực - bị chấm 0 điểm an toàn.
Người tiêu dùng Việt Nam lúc này vẫn có thể tạm an tâm khi hầu hết xe Swift đang bán chính hãng ở thị trường trong nước được nhập từ nhà máy của Suzuki tại Thái Lan với trang bị tốt hơn chút ít.
Tuy nhiên, sự an tâm không tuyệt đối. “Bài học” từ khu vực Mỹ Latinh và Caribbean cho thấy, nếu Swift ở Việt Nam thiếu đi những trang bị an toàn cần thiết vì lý do nào đó, khả năng bảo vệ hành khách bên trong khoang lái cũng sẽ suy giảm theo cách tương tự.
Theo Hà Nội mới
Bạnđang sở hữu mẫu xe độc, bản độ đẹp, hay xe cũ hàng hiếm? Hãy chia sẻ thông tin, hình ảnh, video về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tuần cuối cùng của tháng 8, thị trường xe có thêm 5 mẫu ô tô giảm giá ở mức cao nhất lên đến hơn 150 triệu đồng.
" alt=""/>Suzuki Swift gây sốc khi đạt 0 điểm trong thử nghiệm an toàn NCAPTòa cao ốc của ngân hàng SHB xây dựng lắp kính màu vàng chóe khiến ánh nắng bị phản chiếu, rọi thẳng vào nhiều nhà dân (Ảnh: Pháp luật TP.HCM). |
Để chấn chỉnh tình trạng nêu trên, Sở Xây dựng đề nghị các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng khi triển khai lập hồ sơ thiết kế, cấp phép xây dựng bổ sung thêm một số nội dung.
Cụ thể là đối với vật liệu kính sử dụng tại mặt tiền công trình phải ghi rõ các thông số kỹ thuật như: Loại kính, xuất xứ, kích thước, bề dày, màu sắc, hệ số phản quang, hệ số hấp thu nhiệt…
Về màu sắc của kính, Sở Xây dựng Đà Nẵng đề nghị hạn chế tối đa sử dụng các màu nóng như đỏ, bạc, vàng, cam; không sử dụng các loại kính có hệ số phản quang lớn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sinh hoạt của người dân lân cận công trình xây dựng.
Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng đề nghị trong thuyết minh thiết kế và báo cáo thẩm tra hồ sơ thiết kế, phải đánh giá sự phù hợp của các thông số kỹ thuật của vật liệu kính nêu trên (đặc biệt lưu ý đến hệ số phản quang) so với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các quy định khác có liên quan.
Các quy định nêu trên áp dụng cho tất cả các loại hình công trình, trừ các đối tượng là nhà ở riêng lẻ trong kiệt, hẻm, nhà ở riêng lẻ dưới bảy tầng trên các tuyến đường đô thị.
Riêng đối với công trình có tính chất thương mại dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ…), các công trình dịch vụ - công cộng (bệnh viện, trường học, chợ…), ngoài việc thực hiện các yêu cầu nêu trên, hồ sơ thiết kế xây dựng phải kèm theo phối cảnh màu cho công trình (phối cảnh ban ngày).
Tòa nhà Risemount Apartment Đà Nẵng ốp kính vàng cả 4 mặt ánh nắng phản quang từ tòa nhà rọi thẳng vào nhà dân… (Ảnh: Kinh tế đô thị). |
Trong phối cảnh này phải thể hiện rõ màu sắc của công trình, màu sắc của kính sử dụng tại mặt tiền công trình. Việc thi công xây dựng phải thực hiện đúng theo màu sắc được thể hiện trong bối cảnh của công trình.
“Chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải xử lý khắc phục cho công trình nếu sử dụng vật liệu ảnh hưởng đến môi trường và sinh hoạt của người dân lân cận công trình xây dựng. Các yêu cầu nêu trên áp dụng từ ngày 1/4/2020”, công văn nêu.
Trước đó, báo chí đã phản ánh việc nhiều tòa cao ốc ốp kính dát vàng phản quang gây "nhức" mắt người dân đang mọc lên ở Đà Nẵng. Như phản ánh của nhiều hộ dân sống trên đường Lê Đình Dương (phường Phước Ninh, quận Hải Châu) về tòa cao ốc của ngân hàng SHB xây dựng lắp kính màu vàng chóe khiến ánh nắng bị phản chiếu, rọi thẳng vào nhiều nhà dân khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng. Cứ tầm 8h khi có ánh nắng mặt trời thì tòa nhà này như một tấm gương phản chiếu ánh sáng rất mạnh, khiến nắng chiếu ngược lại vào nhà hộ dân. Tấm kính màu vàng làm cho ánh nắng phản chiếu càng trở nên rực rỡ, lóa mắt rất khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và buôn bán.
Hay tòa nhà Risemount Apartment Đà Nẵng tọa lạc tại đường Như Nguyệt (Bạch Đằng nối dài) (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) do Công ty cổ phần PAVNC Risemount và Tập đoàn Vicoland làm chủ đầu tư ốp kính vàng cả 4 mặt, cũng gây lóa mắt người dân…
Thuận Phong
- Những khu đất vàng quanh khu vực hồ Gươm với giá cả tỷ đồng một mét vuông nhưng hàng nghìn m2 lại bị bỏ hoang cả thập kỷ, trung tâm văn hoá thì biến mình thành quán cafe, chỗ thì muốn xây vượt tầng…
" alt=""/>Kính vàng cao ốc rọi nắng nhà dân Đà Nẵng lên tiếng chấn chỉnh